Trong Phong thủy Huyền Không Tam cát và Ngũ cát là gì

Đến Trung Nguyên gồm có các vận 4, 5, 6. Trong đó số 4 vừa là Mộc khô, vừa là gió lớn (vì số 4 thuộc quẻ Tốn = gió theo Tiên thiên Bát quái). Còn số 5 vừa là Ngũ Hoàng đại Sát Thổ, vừa là Liêm Trinh Hỏa, gặp Mộc khô, gió lớn của Tốn Tứ nên lửa càng mạnh mà sẽ thiêu rụi hoặc hủy diệt tất cả, chỉ còn lại tro bụi mà thôi. Chính vì vậy nên trong Trung Nguyên mới có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt
Tam cát là 3 sao Nhất Bạch (số 1), Lục Bạch (số 6) và Bát Bạch (số 8). Những sao này đều được coi là những sao tốt, vì vậy nên mới được gọi là “Tam cát” (tức 3 sao tốt). Lý do vì Huyền Không xuất phát từ Kỳ Môn – Độn Giáp, một phương pháp dùng Bát Môn (tức 8 “Cửa”) để đoán định cát, hung của mọi sự việc. Trong 8 “Cửa” đó, chỉ có 3 “Cửa” Hưu (trùng với phương KHẢM của số 1), Khai (trùng với phương CÀN của số 6), và Sinh (trùng với phương CẤN của số 8) là tốt nhất, sẽ đem lại nhiều thuận lợi, may mắn. Chính vì vậy nên 3 số 1, 6, 8 mới được xem là “Cát”.

vuong-son-vuong-huong

Một điểm nữa là sao Nhất Bạch vừa là khởi đầu của 9 sao, lại là chủ của Thượng Nguyên, lấy Thủy nuôi dưỡng Tam Bích Mộc (vì Thượng Nguyên gồm có 3 vận 1, 2, 3) mà khắc chế Nhị Hắc Thổ. Vì Nhị Hắc là Bệnh Phù, chủ ôn dịch, tật bệnh, nếu không bị kềm chế thì độc khí của nó sẽ lan tràn mà hủy diệt hết sự sống. Chính vì vậy nên những cơn dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xuất hiện trong Thượng nguyên. Chẳng hạn như cơn dịch cúm “Influenza” (còn gọi là “Cúm Tây ban Nha” hay “Spanish Flu”) vào các năm 1918 – 1919 (tức trong Vận 3 Thượng Nguyên), làm cho từ 50 đến 100 triệu người chết. Hay như “Cơn dịch lớn” (Great Plague) trong các năm 1348 – 1353 (tức thuộc Vận 2 Thượng Nguyên) thời Trung cổ (Middle Ages) làm chết 75 triệu người từ Á sang Âu… Cho nên nhờ có Thủy của Nhất Bạch nuôi dưỡng Mộc khí của Tam Bích để kềm chế Nhị Hắc, nên độc khí của nó mới được ngăn chặn mà không hủy diệt hết sự sống trên trái đất. Nhờ vậy Thượng Nguyên mới có thể đảm nhiệm được vai trò khởi đầu, cũng như duy trì được sự tồn tại của chính nó, cũng như của Trung Nguyên và Hạ Nguyên sau này.

Đến Trung Nguyên gồm có các vận 4, 5, 6. Trong đó số 4 vừa là Mộc khô, vừa là gió lớn (vì số 4 thuộc quẻ Tốn = gió theo Tiên thiên Bát quái). Còn số 5 vừa là Ngũ Hoàng đại Sát Thổ, vừa là Liêm Trinh Hỏa, gặp Mộc khô, gió lớn của Tốn Tứ nên lửa càng mạnh mà sẽ thiêu rụi hoặc hủy diệt tất cả, chỉ còn lại tro bụi mà thôi. Chính vì vậy nên trong Trung Nguyên mới có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, những chế độ tàn bạo như thời Đệ nhị Thế chiến với Hitler, Stalin, Mao trạch Đông… Hoặc thời kỳ quân Mông cổ bành trướng khắp Á – Âu, gieo rắc bao chết chóc, kinh hoàng cho cả Thế giới thời đó (từ năm 1206, lúc Thiết Mộc Chân xưng đế hiệu là Thành cát tư hãn, cho đến khi quân Mông cổ tràn qua tới Hungary vào năm 1241 đều thuộc các vận 4, 5 và 6 Trung Nguyên). Hay Tần thủy Hoàng từ lúc lên ngôi diệt chư hầu, cho đến lúc mất vào năm 210 B.C. là thời gian ở trong các vận 4 và 5 Trung nguyên). Cho nên sao Lục Bạch ở Trung Nguyên vừa là Thủy của Tiên thiên, vừa là Kim của Hậu thiên, có thể điều tiết được Hỏa nóng, Thổ khô, cứng của Ngũ Hoàng, vừa cai quản được gió (vì CÀN là Trời, mà Trời thì cai quản gió, mưa), cũng như tưới nhuận được Mộc khô của Tốn, hầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Trung nguyên.

Bước vào Hạ Nguyên gồm có các vận 7, 8, 9. Trong đó các số 7 và 9 đều là Hỏa Tiên thiên hay Hậu thiên, lại cùng nằm trong 1 Nguyên nên Hỏa khí cực thịnh. Do đó, trong giai đoạn này cũng thường có những cuộc chiến tranh khá quy mô và rộng lớn như 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2001 (tức vận 7). Hoặc cuộc chiến tranh của Napoleon ở Âu châu (từ năm 1800 đến 1815, tức từ cuối vận 6 sang giữa vận 7). Hay cuộc chiến tranh giữa Mông cổ với Việt Nam (1284 – 1288 tức trong vận 8). Ngoài ra, trong Hạ Nguyên thường có nhiều thiên tai, do Hỏa mạnh thì Thủy sẽ bùng dậy để tái lập lại thế quân bình, gây ra tình trạng gió bão, lụt lội… Mặt khác, vì Hỏa khí trong Hạ Nguyên nhiều và thịnh, nên nhiệt độ trên trái đất cũng sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa ở nhiều nơi. Cho nên sao Bát Bạch ở Hạ Nguyên là Thổ ướt, vừa có thể điều tiết được Hỏa khí, vừa có thể giúp cho 2 số Thất Xích và Cửu Tử cùng đứng chung trong 1 Nguyên, đang từ thế xung khắc, hủy diệt lẫn nhau (vì Cửu Tử Hỏa khắc Thất Xích Kim) sẽ trở thành thế tương sinh (Hỏa sinh Thổ để Thổ sinh Kim) mà giúp cho Hạ Nguyên được tồn tại, duy trì và phát triển qua Thượng Nguyên, tức là vòng sinh thái được tái lập lại từ đầu và tiếp tục luân chuyển không ngừng vậy.

Chính vì chức năng điều hòa, cũng như khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển của chúng trong các Nguyên Thượng, Trung, Hạ, cho nên các sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch mới được xem là tốt trong bất cứ Nguyên, vận nào, và mới được liệt kê thành “Tam cát”.

Nói về Ngũ cát

Ngoài 3 sao Nhất, Lục, Bát thì còn có những sao là vượng khí, sinh khí và (hay) tiến khí của vận đó, nên khi gộp lại sẽ có tối đa là 5 sao tốt (nên gọi là “Ngũ cát”).

– Thí dụ: vận 1 Thượng Nguyên thì Nhất Bạch là vượng khí, Nhị Hắc là sinh khí, Tam Bích là tiến khí. Cộng với Lục Bạch và Bát Bạch (còn Nhất Bạch vì đã là vượng khí nên không thêm vào nữa) sẽ thành Ngũ Cát (tức 5 sao tốt).

Tuy nhiên, không phải vận nào cũng có đủ Ngũ cát, mà đôi khi chỉ có 4 sao tốt (tức “Tứ cát”) mà thôi.

– Thí dụ: trong vận 6, Lục Bạch là vượng khí, Thất xích là sinh khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch nên chỉ có Tứ cát.

Cho nên, tùy theo từng thời vận mà có lúc 1 căn nhà chỉ được Tứ Cát, có những lúc lại hội đủ Ngũ Cát, tức là mức độ sao tốt tối đa có thể có được như sau:

* Vận 2 thì Nhị Hắc là vượng khí, Tam bích là sinh khí, cộng với 3 sao Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 3 thì Tam Bích là vượng khí, Tứ lục là sinh khí, cộng với Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 4 thì Tứ Lục là vượng khí, Ngũ Hoàng là sinh khí, Lục Bạch vừa là cát tinh, vừa là tiến khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch thành Ngũ Cát.

* Vận 5 thì Ngũ Hoàng là vượng khí, Lục bạch là sinh khí, cộng với Nhất, Bát thành Tứ Cát.

* Vận 7 thì Thất Xích là vượng khí, Bát Bạch là sinh khí, Cửu tử là tiến khí, cộng với Nhất, Lục mà thành Ngũ Cát.

* Vận 8 thì Bát Bạch là vượng khí, Cửu Tử là sinh khí, cộng thêm Nhất Bạch, Lục Bạch mà thành Tứ cát.

* Vận 9 thì Cửu Tử là vượng khí, Nhất Bạch là sinh khí, cộng với Lục và Bát Bạch mà thành Tứ Cát.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *